GIỚI THIỆU CHUNG

                 Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Bình  có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nhà trường. Thư viện trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu theo quyết định số: 1817 ngày 21 tháng 12 năm 2009 của Hiệu trưởng. Tổ chức hoạt động theo Quyết định số 688/ĐH ngày 14/7/1986 của Bộ ĐH-THCN và theo Quyết định.số 13/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.

 

           Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Bình có diện tích khoảng 800 m2, được chia thành các bộ phận: Kho sách Giáo trình; Kho sách tham khảo; Phòng đọc mở; Phòng truy cập Thư viện điện tử; Phòng tự học; Phòng cán bộ. Thư viện phục vụ hơn 6000 độc giả là cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên.

Nguồn lực thông tin Thư viện có khoảng 3500 đầu sách tương đương 65.000 tài liệu bao gồm: Sách giáo trình, sách tham khảo tiếng việt, sách ngoại văn; ngoài ra còn có các luận án, luận văn, khoá luận, hơn 60 loại tạp chí, gần 30 loại báo, hơn 2000 đĩa CD-ROM về lĩnh vực Y, Dược học, 60 giáo trình điện tử. Thư viện hỗ trợ tốt nhất cho bạn đọc về nguồn thông tin và phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như sự phát triển chung của Nhà trường. Đội ngũ Thư viện gồm 7 cán bộ.

2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu

A.Chức năng
            Phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quản lý, hướng dẫn việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet…).
            B. Nhiệm vụ
           1.  Tham mưu cho Lãnh đạo
v phương hướng tổ chức và hoạt động thư viện, xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện.
           2. Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trường; thu nhận các tài liệu do Nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện; Đặc biệt chú trọng việc trao đổi thông tin tư liệu với các đơn vị trong ngành, với Liên hiệp thư viện các trường đại học và Trung tâm Thông tin - Tư liệu các bộ ngành hữu quan.

 3. Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý nguồn tài nguyên của thư viện; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.
             4. Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm,sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;
            5. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện; từng bước có kế hoạch nâng cấp, hiện đại hoá Thư viện
            6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
          7. Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo quản kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định.

8. Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch…các Bộ, ngành chủ quản

9. Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.

C. Mục tiêu:

1. Đảm bảo Thư viện hoạt động theo chiến lược phát triển chung của Nhà trường và được quản lý một cách khoa học, hiệu quả và trách nhiệm.

2. Phát triển và  duy trì các chính sách và kế hoạch hướng tới người sử dụng và lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm.

3.Phát huy tối đa khả năng và tiềm lực của các cán bộ thư viện để họ có thể làm việc một cách hiệu quả, có trách nhiệm và sáng tạo.

4.Sử dụng thích hợp, thành thạo và sáng tạo chuyên môn nghiệp vụ thư viện.

5.Duy trì và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hiệu suất phục vụ để cung cấp và phân phối các dịch vụ thông tin.

6.Hỗ trợ và mở rộng quá trình dạy và học thông qua việc phân phối và đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông tin.

7.Cung cấp môi trường thông tin phong phú, đa dạng để hỗ trợ và khuyến khích tốt nhất cho công tác đào tạo và NCKH.

8.Đẩy mạnh vị thế của Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Bình thông qua sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, sự hợp tác với các tổ chức ở trong và ngoài nước.


Check Mail
Gửi
Power by ®VILAS-2010 © HIENDAI SOFTWARE COMPANY